KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CÀ PHÊ
06/06/2024 15:45
Trong thế giới nông nghiệp ngày nay, việc trồng cây cà phê không chỉ là một nghề truyền thống mà còn là một ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ. Để có được sản lượng cà phê cao và chất lượng, việc áp dụng các kỹ thuật trồng cây cà phê và chăm sóc đúng đắn là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những bí quyết và kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê.
1. CHUẨN BỊ ĐẤT VÀ ĐÀO HỐ ĐÚNG KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÀ PHÊ
- Thời vụ trồng cà phê thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa (Tháng 4-5 DL), hoặc vào gần cuối mùa mưa (tháng 9-10 DL).
- Đất trồng cà phê cần được dọn cho bằng phẳng, cày đất cho tơi xốp. Nhặt bỏ các rễ cây, cành khô. Riêng đất đã trồng cà phê nhiều năm phải được bổ sung thêm vôi, phân chuồng để tăng độ màu mỡ. Nếu có điều kiện nên trồng 2-3 vụ màu trước khi trồng lại cà phê.
- Đào hố trồng cà phê: Công việc này phải được chuẩn bị 1 tháng trước khi xuống giống. Nhằm tạo điều kiện cho hệ vi sinh phát triển, giảm độ nóng khi phân bắt đầu phân hủy. Như vậy tỷ lệ sống sẽ cao hơn.
- Hố trồng có kích thước 60cm x 60cm x 60cm. Khoảng cách giữa các hố tùy theo mật độ trồng. Mỗi hố ta trộn 15-20kg phân chuồng hoai mục + 0,5 kg supe lân + 0,5 kg vôi bội + 0,3kg kali. Trộn đều với lớp đất mặt, lớp đất ở sâu tách riêng để tạo bồn.
- Lúc lấp đất cần vun cao hơn mặt đất 5-10cm, sau đó dùng chân dẫm nhẹ
- Nếu đào hố trồng vào những ngày nắng nóng, sau khi đào hố cần tưới nước đẫm hố. Tạo điều kiện cho phân đủ độ ẩm, hệ vi sinh phát triển.
2. CHỌN GIỐNG CÀ PHÊ
- Giống cà phê vối: Có thể chọn cây thực sinh F1 hoặc cây ghép của các dòng TR4, TR9, TRS1 (cà phê Đăk Lăk do Viện Eakmat nghiên cứu), cà phê xanh lùn (Lâm Đồng) cà phê dây Thuận An (Đăk Nông). Đây đều là các giống đã được dày công nghiên cứu, được công nhận giống đầu dòng khuyến khích bà con nhân rộng
- Giống cà phê chè: Chọn các giống có mã từ TN1 đến TN10, trong đó giống TN1 và TN2 đã được công nhận giống đầu dòng
3. MẬT ĐỘ TRỒNG
- Cà phê vối: Mật độ trồng phổ biến là 3m x 3m hoặc 2,8 x 2,8m đối với đất bằng phẳng (tương đương 1100 cây/hecta). Đất dốc nhiều trồng 3m x 2,5m (tương đương 1300 cây/hecta). Ngoài ra tùy theo đặc điểm của giống cà phê, mật độ trồng cũng có thể khác nhau.
- Cà phê mít mật độ trồng là 5×5 hoặc 7×7 m (khoảng 700 cây/hecta)
- Cà phê chè mật độ trồng dày nhất 1m x 2m (khoảng 4000 cây/hecta)
4. KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CÀ PHÊ
- Tiến hành xuống giống: Tùy theo kích thước bầu ươm ta đào một lỗ chính giữa hố, kích thước lớn hơn bầu ươm một chút, đặt cây vào chính giữa hố, nhớ căn hàng thẳng cây.
- Lúc xé bầu nên thao tác nhẹ nhàng, tránh làm vỡ bầu.
- Riêng cà phê ghép, do thời gian cây nằm trong bầu ươm lâu hơn cà phê thực sinh. Cần phải dùng kéo sắc, dao sắc cắt bỏ phần đất và rễ tính từ đáy bầu lên khoảng 1-2cm.
- Đặt cây con vào chính giữa hố, mặt bầu thấp hơn mặt đất 5cm. Lấp đất đồng thời nén nhẹ quanh gốc, bảo đảm không bị khoảng trống.
- Sau khi trồng tiến hành đánh bồn ngay, đường kính bồn khoảng 1m đến 1,2m. Các năm sau sẽ mở rộng thêm. Thành bồn cần nén chặt, cao 20 – 25cm. Nếu nén không chặt, mưa lớn có thể lấp mất cây con.
- Sau khi trồng cần tưới nước để ổn định bồn, đất được lèn chặt bảo đảm cây không bị thiếu nước.
Trồng cây chắn gió
Cây chắn gió rất quan trọng đối với cà phê, đặc biệt là cây con trong giai đoạn kiến thiết. Loại cây phù hợp và được sử dụng nhiều là cây muồng vàng. Trồng với khoảng cách 2-3 hàng cà phê, một hàng muồng vàng. Khi trồng chỉ cần dùng cuốc kéo rãnh giữa hàng cà phê và thả hạt muồng vàng xuống. Thân cành lá, có thể tận dụng để ép xanh.
Trồng cây che bóng
Như đã trình bày ở phần trên, cà phê thích hợp với ánh sáng tán xạ. Do đó nên trồng các cây che bóng xen kẽ trong vườn. Các cây che bóng có thể dùng các loại cây cho thu hoạch quả giúp cải thiện kinh tế như giống bơ sáp, giống sầu riêng.
Khoảng cách trồng cây che bóng là 9x9m hoặc 9x12m, cành lá cần được rong tỉa hợp lý, bảo đảm độ chiếu sáng. Tán cây che bóng phải cách ngọn cà phê 2-3m.
Ngoài ra phương án trồng tiêu xen cà phê bằng các loại trụ sống cũng góp phần tạo nên hệ thống che bóng hợp lý cải thiện thu nhập.
Làm cỏ đúng kỹ thuật trồng cây cà phê
Mỗi năm cần tiến hành làm cỏ cho cà phê 4-5 lần. Làm sạch cỏ trên thành bồn cũng như dưới bồn. Giữ cho vườn tược thông thoáng, hạn chế sâu bệnh, giảm sự cạnh tranh dinh dưỡng giữa cỏ dại và cây trồng.
Khi làm cỏ nên kết hợp đánh bồn, gia cố hoặc mở rộng bồn. Xác cỏ lá khô, cành cây…có thể đào rãnh để ép xanh.
5. TƯỚI NƯỚC CHO CÂY CÀ PHÊ
Kỹ thuật tưới nước cho cây cà phê
Tuỳ vào đặc điểm, khí hậu mỗi vùng mà có cách tưới khác nhau. Trong kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê, trung bình bà con có thể tưới như sau:
- Sau khi trồng (trong 1 năm đầu): Cứ 22 ngày tưới một lần với lượng nước 120 lít/gốc.
- Giai đoạn kiến thiết (năm thứ 2): 22-24 ngày tưới một lần với 240 lít/gốc.
- Giai đoạn thu bói: 22-24 ngày tưới một lần với lượng nước 320 lít/gốc.
- Giai đoạn kinh doanh: Đợt ra quả đầu tiên cần tưới nhiều hơn với lượng 600 lít/gốc, 25-30 ngày/lần. Những đợt sau tưới ít hơn với 400 lít/gốc.
Tích Hợp Hệ Thống Tưới Thông Minh
Hệ thống tưới tiêu hiện đại không chỉ giúp tiết kiệm nước mà còn nâng cao hiệu quả chăm sóc cây. Đặc biệt, giải pháp điều khiển từ xa hệ thống tưới qua điện thoại của Lazico là một công cụ hữu ích cho người trồng cây cà phê.
- Lợi ích của hệ thống tưới từ xa qua điện thoại Lazico:
- Tiết kiệm nước: Tưới nước đúng lượng cần thiết, tránh lãng phí.
- Tưới tự động: Lên lịch tưới tự động, đảm bảo cây luôn được cung cấp đủ nước đúng yêu cầu của người quản lý.
- Điều khiển từ xa: Quản lý và điều chỉnh hệ thống tưới qua ứng dụng trên điện thoại, tiện lợi và dễ dàng.
- Giám sát và bảo vệ: Theo dõi hoạt động của bơm và van thông qua các cảm biến, tự động tắt bơm nếu có sự cố nguy hiểm như hết nước hoặc tắc ống. Giúp bạn an tâm vận hành tưới vườn qua điện thoại.
6. THU HOẠCH VÀ BẢO QUẢN CÀ PHÊ
Việc thu hoạch cà phê cần đảm bảo khi quả đã đạt độ chín. Hái đồng loạt khi quả chuyển màu đỏ trên 80 – 90% diện tích trồng. Hái quá sớm hoặc quá muộn đều gặp khó khăn nhất định. Chẳng hạn hái sớm quả xanh nhiều, dẫn đến tỷ lệ hạt đen sau thu hoạch sẽ cao. Còn hái muộn thì rất đễ gặp tình trạng rụng quả. Thu hoạch khó khăn.
Khi hái dùng bạt trải quanh gốc để hứng trái, dùng tay vặt quả khỏi chùm, hạn chế làm gãy cành rụng quá nhiều lá, chồi hoặc nụ non. Sẽ ảnh hưởng đến năng suất vụ sau
Sau khi thu hoạch cần tiến hành chế biến ngay, có thể dùng loại “cối xay tươi” giúp việc phơi cà nhanh khô hơn. Trường hợp không phơi được ngay cần bảo quản trên nền gạch, nền xi măng độ dày không quá 30-40cm. Để dày quá cà phê sẽ bị nóng, dễ nổi mốc, ảnh hưởng đến chất lượng quả
Phơi quả tươi dưới ánh nắng đến khi vỏ chuyển sang màu đen, lắc hạt nghe thấy phần nhân rời ra thì tiến hành xay tách vỏ. Thu cà nhân
Cà nhân sau khi xay hoặc sau thòi gian dài bảo quản trong kho cần được phơi lại. Dùng máy đo độ ẩm để đảm bảo độ ẩm thích hợp nhất
Hy vọng từ những thông tin trên, bà con sẽ có thêm kiến thức để giúp cho quá trình trồng và chăm sóc cà phê thuận lợi hơn, năng suất hơn. Chúc bà con thành công
Liên hệ tư vấn giải pháp tưới từ xa qua điện thoại: 033.875.8889
Bạn cũng có thể Comment dưới bài viết và để lại số điện thoại để chúng tôi liên lạc lại cho bạn.
Tham khảo một số sản phẩm của chúng tôi tại:lazico.com.vn
Fanpage Facebook : Vật Tư Nông Nghiệp Thông Minh
Tham khảo thêm các sản phẩm khác tại đây:
ES01s – BỘ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA QUA ĐIỆN THOẠI CHO 1 ĐẦU RA
ES01A – THIẾT BỊ CẢNH BÁO MẤT ĐIỆN VÀ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA QUA ĐIỆN THOẠI
EV02 – THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG QUA ĐIỆN THOẠI 1 BƠM & 2 VAN TỪ
EV04 – BỘ ĐIỀU KHIỂN TƯỚI TỰ ĐỘNG QUA ĐIỆN THOẠI 1 BƠM & 4 VAN TỪ
LZ4V 3P – TỦ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA QUA SIM ĐIỆN THOẠI CHO 1 BƠM 3PHA CHIA 4 VAN ĐIỆN TỪ
LW8V – TỦ ĐIỀU KHIỂN TỪ XA QUA WIFI CHO 1 BƠM 220V & 8 VAN ĐIỆN TỪ